So sánh màng lọc HEPA và công nghệ lọc tĩnh điện

Cả màng lọc HEPA và lọc tĩnh điện đều có những ưu điểm riêng của mình, mang đến nguồn lợi nhất định cho người sử dụng. Trong một trường hợp, HEPA có thể đạt hiệu suất cao hơn nhưng trong trường hợp khác, công nghệ lọc tĩnh điện lại là sự lựa chọn hoàn hảo. Do đó, điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn giải pháp xử lý khí thải không hoàn toàn dựa vào công nghệ hiện đại mà cần thực hiện trên sự phù hợp và tương thích.

Cần phân biệt màng lọc HEPA thật và giả

Nhiều nhà sản xuất máy lọc không khí sử dụng sai thuật ngữ “HEPA”. Họ sử dụng thuật ngữ “HEPA” để chỉ các bộ lọc không khí loại bỏ ít hơn 99,97% các hạt bụi. Mặc dù các bộ lọc này  cũng thực hiện chức năng lọc bụi nhưng chúng không phải là HEPA. Do đó, khi so sánh bộ lọc không khí HEPA với máy lọc không khí tĩnh điện, hãy chắc chắn bộ lọc  mà bạn đang có sở hữu màng lọc HEPA thật mà không có sự nhầm lẫn với các màng lọc khác. Màng lọc HEPA thật có thể loại bỏ đến 99,97% các hạt bụi 0,3 đến 10 micron. 

Công nghệ lọc tĩnh điện

Trên thị tường hiện nay xuất hiện nhiều thiết bị lọc tĩnh điện khác nhau nhưng trong bài viết này, sản phẩm được đề cập tới là bộ lọc bụi tĩnh điện.

Với bộ lọc bụi tĩnh điện, quy trình xử lý được diễn ra bởi 2 giai đoạn đó là: Buồng ion hóa và buồng thu gom. Nếu như buồng ion hóa tạo điện trường, biến các hạt bụi trở thành hạt ion âm hoặc ion dương. Khi đi tới buồng thu gom, các hạt ion bị điện cực hút về theo chiều trái dấu, bám trên điện cực. Các hạt bụi được loại bỏ khỏi thiết bị bằng cách rửa trôi.

So sánh màng lọc HEPA và công nghệ lọc tĩnh điện

1. Hiệu quả xử lý bụi

Bộ lọc HEPA được đánh giá là có thể loại bỏ hiệu quả 99,97% các hạt bụi kích thước từ từ 0,3 micron đến 10 micron. Với một bộ lọc tĩnh điện, hiệu quả xử lý đạt 97% với các hạt bụi từ 0,1 micron đến 10 micron. Như vậy, xét về hiệu quả làm việc, giữa màng lọc HEPA và công nghệ lọc tĩnh điện không quá khác biệt.

2. Chi phí vận hành

Ở phương diện chi phí đầu tư ban đầu và vận hành, với các sản phẩm có cùng khả năng lọc một lượng khí nhất định được đưa vào so sánh. Kết quả cho thấy, thiết bị lọc với màng lọc HEPA loại bỏ 99,97% các hạt bụi, trong khi máy lọc tĩnh điện loại bỏ 97% hạt bụi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, ước tính 1 năm, người dùng máy lọc màng HEPA sẽ phải thay màng 2 lần trong khi, với cùng khoảng thời gian, bộ lọc tĩnh điện cần được làm sạch 4 đến 6 lần nhưng không phải thay mới.  

Ở một phương diện khác, các bộ lọc HEPA có giá khoảng 500 đô la. Câu hỏi được đặt ra rằng, 500 đô la có thể dùng để làm sạch một bộ lọc tĩnh điện trong khoảng thời gian 12 giờ hay không?

3. Giảm áp suất

Trong các hệ thống lọc không khí, độ giảm áp là lượng áp suất không khí bị mất khi bộ lọc không khí được đặt vào thiết bị. Mỗi mô hình máy lọc không khí sẽ có phần khác nhau. Ví dụ, giữa 2 loại máy lọc không khí Maxum và Maxum HEPA. Máy lọc không khí Maxum HEPA có mức giảm áp suất ban đầu là một WG. Điều đó dẫn đến CFM mất 22%. Nếu một máy lọc tĩnh điện được đặt trong cùng một đơn vị thì áp suất giảm sẽ là khoảng 4%. Máy lọc tĩnh điện cho phép nhiều không khí đi qua nó và từ đó làm áp suất giảm đến mức thấp hơn.

Trường hợp giảm áp xuất hiện nhiều lần trong các hệ thống lọc không khí trong nhà. Nếu độ sụt áp của bộ lọc quá lớn, nó khiến tuổi đời của thiết bị giảm xuống. Do đó, bộ lọc HEPA thường được trang bị một thiết bị đặc biệt để khắc phục tình trạng sụt áp.

Description: https://www.lakeair.com/wp-content/uploads/2019/03/ele-hepa-comp.jpg
Bộ lọc không khí Maxum HEPA tạo ra áp suất giảm 22% trong đó máy lọc tĩnh điện tạo áp suất chỉ 4%.

Tiếng ồn

Do máy lọc tĩnh điện có áp suất giảm ít hơn, nên công suất quạt để tạo ra cùng một lượng không khí sạch như HEPA là ít hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc tiếng ồn của máy lọc tĩnh điện thấp hơn so với máy lọc có màng HEPA.

Tốc độ ăn mòn động cơ

Xét về tốc độ ăn mòn động cơ, bộ lọc HEPA sử dụng máy thổi hoạt động mạnh do đó tuổi đời của chúng không được đánh giá cao. Từ việc sử dụng thực tế có thể thấy, tuổi đời của các thiết bị lọc bằng màng HEPA thấp hơn khoảng 3 lần so với máy lọc tĩnh điện.

Description: Quạt làm mát
Hiệu suất làm việc của thiết bị giảm khi quạt quá nóng, không được làm mát kịp thời

Sự thân thiện với môi trường

Loại lọc nào thân thiện với môi trường hơn? Có một cuộc tranh luận mở về chủ đề này. Bộ lọc HEPA không thể được tái chế. Ước tính, các màng lọc HEPA chiếm tới 30.000 inch khối bãi rác. Mặt khác, tĩnh điện tạo ra một lượng nhỏ Ozone (50ppm).  Mặc dù là con số không quá lớn nhưng điều này cũng cần được xem xét kỹ càng về sự ảnh hưởng của chúng với con người.

Như vậy, thật khó để có thể đưa ra kết luận chính xác về việc màng lọc HEPA hay lọc tĩnh điện là giải pháp tối ưu. Đây đều là các công nghệ lọc khí hiện đại, mang đến hiệu quả làm việc cao. Có sự khác biệt nhất định về tuổi thọ, chi phí vận hành, tiếng ồn, … Do đó, cần có sự đánh giá, xem xét kỹ lưỡng về từng sản phẩm trước khi quyết định lựa chọn giải pháp.