Sốt khói kim loại là gì?


Sốt khói kim loại còn được gọi là sốt hơi kim loại, thường gặp phải ở những người thường xuyên tiếp xúc với kim loại như thợ hàn, thợ gia công, chế biến kim loại, … Đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất và tuổi thọ của con người. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích về vấn đề này.

Sốt khói kim loại là gì?

Sốt khói kim loại là căn bệnh sinh ra do cơ thể tiếp xúc với các hóa chất độc hại như kẽm oxit, nhôm oxit hay magie oxit. Các hóa chất này thường là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy/ nung nóng kim loại.

Bệnh sốt khói kim loại thường sinh ra trong hoạt động hàn xì, do đó, chúng còn được gọi là bệnh sốt khói hàn.

Biểu hiện của bệnh sốt khói kim loại

Sốt khói kim loại có nhiều biểu hiện khác nhau như: Sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, nôn hoặc có biểu hiện buồn nôn. Trong một số trường hợp, người bệnh có biểu hiện đau nhức khắp cơ thể, chán ăn, thậm chí đau ngực hoặc chóng mặt; trường hợp nặng hơn có thể khó thở, ngất hoặc đi tiểu ra máu, …

Với các biểu hiện trên, bệnh sốt khói kim loại không hề đơn giản, người bệnh cần được thăm khám và hỗ trợ kịp thời để giảm thiểu những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh sốt khói kim loại thường xảy ra với thợ hàn

Nghiên cứu về bệnh sốt khói kim loại

Trước những cuộc gọi phản ánh về tình trạng sốt kim loại, Cơ quan Trung tâm Thông tin Chất độc Victoria đã tiến hành một nghiên cứu liên quan đến căn bệnh này. VPIC nằm trong khoa cấp cứu của Bệnh viện Austin ở Melbourne, Victoria. Nó nhận được khoảng 40 000 cuộc gọi liên quan đến việc phơi nhiễm chất độc ở Victoria mỗi năm. Các cuộc gọi để được tư vấn về MFF đến từ nhiều cá nhân, bao gồm người bị ảnh hưởng, gia đình hoặc người chăm sóc của họ, và nhân viên y tế và điều dưỡng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 90 cuộc gọi, 85 trường hợp mặc bệnh sốt kim loại. Phần lớn trong số này là nam (n = 82, 96%), so với nữ (n = 3, 4%). 84 (99%) trường hợp liên quan đến người lớn và một (1%) liên quan đến thanh thiếu niên đã bị hàn the khi ở trường. Không có phơi nhiễm ở trẻ em hoặc người già (> 65 tuổi).

81 (95%) cuộc gọi báo cáo các triệu chứng xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với khói kim loại. Ba (5%) trong số những cuộc gọi này là về việc tiếp xúc nhiều lần tại nơi làm việc, do đó các triệu chứng kéo dài hơn. Bốn mươi lăm (53%) phơi nhiễm xảy ra ở nơi làm việc, 39 (46%) bao gồm cả thợ hàn tại nhà và xưởng, và như đã mô tả ở trên, có một vụ tiếp xúc ở trường.

Các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, ớn lạnh, nhức đầu và đau cơ (Bảng 1).

Bảng 1. Các triệu chứng từ các cuộc gọi liên quan đến sốt khói kim loại
Triệu chứngSố trường hợp (%)
Sốt
Ớn Ớt
Đau đầu
Đau cơ
Khó chịu
Ho
Buồn nôn Khó
chịu ở bụng
Khó thở
Dị cảm lưỡi
51 (60)
25 (29)
23 (27)
19 (22)
14 (16)
11 (13)
11 (13)
8 (9)
8 (9)
1 (1)

Tất cả những người gọi đến đều hít phải khói khi hàn kim loại. Kim loại phổ biến nhất có liên quan là kẽm (40% các trường hợp đã biết) ( Bảng 2 ).

Bảng 2. Các kim loại được báo cáo trong các cuộc gọi liên quan đến sốt khói kim loại
Kim loạiSố trường hợp (%)
Kẽm26 (31)
Thép15 (18)
Bàn là12 (14)
Nhôm8 (9)
Cadmium4 (5)
Loại không được chỉ định20 (23)

Thực trạng tại Việt Nam

Có thể thấy, sốt khói kim loại là căn bệnh phổ biến và cũng gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm. Nhưng, ở Việt Nam, vấn đề này chưa thực sự được quan tâm hoặc giải quyết ở mức đơn giản, chưa xử lý tận gốc. Người thợ hàn- đối tượng dễ bị mắc bệnh chỉ sử dụng các món đồ bảo hộ đơn giản như: Khẩu trang, kính, mặt nạ chắn mà chưa có các thiết bị/ đồ dùng chuyên dụng. Các chính sách, quy định về điều kiện/ môi trường làm việc của công nhân hàn cũng chưa được áp dụng chặt chẽ.

Tại Việt Nam, ý thức về việc bảo vệ sức khỏe khỏi tác động của khói hàn vẫn chưa được nâng cao

Giải pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sốt khói kim loại

Để giảm thiểu tỉ lệ người mắc bệnh sốt khói kim loại, sử dụng các thiết bị xử lý khói hàn tận gốc được đánh giá cao hơn cả. Với máy hút khói hàn công nghệ lọc tĩnh điện, khói và các hạt bụi kim loại được thu giữ và đưa tới bộ phận tách/ lọc ngay khi mới sinh ra. Điều này giảm thiểu đáng kể lượng bụi kim loại mà con người tiếp xúc trực tiếp cũng như phát tán ra môi trường xung quanh.

Sử dụng mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ vẫn là những giải pháp hiệu hiệu, bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe người lao động.